Huyết áp 110/60 là huyết áp cao hay thấp

Category: Bạn đọc hỏi 472

Các chỉ số của huyết áp ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con người.

Để biết chỉ số huyết áp có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực được hình thành do sự tuần hoàn trong mạch máu. Hay nói cách khách thì nó là áp lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu ra hệ thống tuần hoàn. Huyết áp có thể thay đổi từ trạng thái cực đại (áp lực tâm thu) sang trạng thái cực tiểu (áp lực tâm trương). Bầ kỳ sự dao động quá mức nào của huyết áp cũng đều là nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe dù là chỉ số cao hay chỉ số thấp đều gây nguy hiểm do máu không được cung cấp đủ đến não, tim mạch và một số bộ phận khác.

Huyết áp trung bình chịu sự tác động từ sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu. Chính vì vậy mà các yếu tố như: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ đều ảnh hưởng tới huyết áp.

Để huyết áp của mình và người thân được kiểm soát tốt, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thì mỗi một gia đình nên có một thiết bị đo huyết áp tại nhà để không may có những biến động bất thường về chỉ số huyết áp thì sẽ được điêu trị kịp thời.

Chỉ số huyết áp bao nhiêu được gọi là thấp?

Huyết của mỗi một người được thể hiện thông qua 2 chỉ số: chỉ sô huyết áp tâm thu ( chỉ số cực đại)  là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu, chỉ sô huyết áp tâm trương ( chỉ số cực tiểu) đây là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp. Thông thường thì chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg ( huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương).

Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường

Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu  nhỏ hơn 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg. Kết quả chuẩn nhất khi đo là khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi.

Một người mạnh khỏe bình thường khi đo thấy chỉ số huyết áp thấp nhưng thường không có triệu chứng gì và cũng chưa cần phải điều trị vì đây không phải là bệnh. Tuy nhiên nếu khi bạn sang chuyên khoa và được chẩn đoán là huyết áp thấp thì cũng cần phải được theo dõi và điều trị. Đặc biệt là đối với những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính thì huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho người bệnh vì máu không bơm đủ đến tim hoặc não.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp thấp xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Do yếu tố di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị huyết áp thấp thì con cũng bị huyết áp thấp.
  • Do vị trí địa lý: sống ở vùng núi cao cũng gây huyết áp thấp.
  • Khi cơ thể bị mất máu hoặc mất nước trong thời gian dài, lúc đó cơ thể không đủ lượng dịch cần thiết để lưu thông, chẳng hạn như: bị tiêu chảy, nôn ói nhiều, uống nước ít, mồ hôi ra nhiều. Khi đó máu trong lòng mạch không đủ thì cũng gây ra huyết áp thấp.
  • Huyết áp thấp do chức năng của tim bị suy giảm dẫn đến tim co bóp yếu.
  • Hệ thống thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được, đó cũng là nguyên nhân khiến huyết áp bị thấp.
  • Hoạt động của tuyến giáp ( nhược giáp) bị suy giảm: hàm lượng hoocmon của tuyến giáp bị thiếu hụt cũng gây ra huyết áp thấp.
  • Một số bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường cũng gây huyết áp thấp vì lượng đường trong máu hạ thấp.
  • Kiệt sức, cơ thể suy nhược, cảm nhiệt cũng gây ra tình trạng huyết áp thấp.
  • Ở phụ nữ mang thai thường bị huyết áp thấp.
  • Cuộc sống stress kéo dài, môi trường ô nhiễm, tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì cũng gây huyết áp thấp.
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể gây hạ huyết áp.

Cách phòng ngừa huyết áp thấp

  • Không nên thức khuya
  • Khi ngủ nên giữ ấm cơ thể
  • Khi nhiệt độ ngoài trời đang nắng gắt thì hạn chế ra ngoài
  • Không nên thay đổi tư thế vận động đột ngột
  • Không nên kê gối ngủ cao quá
  • Nên duy trì việc vận động nhè nhàng vừa sức như đi bộ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Cần chú trọng đến những thay đổi bất thường của cơ thể.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp để phòng tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt đối với những người cao tuổi thì càng nên theo dõi huyết áp thường xuyên hơn.

Chỉ số bao nhiêu thì gọi là huyết áp cao?

Như đã nói ở trên, huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu bao giờ cũng có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi. Còn huyết áp tâm trương là lúc giai đoạn nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim, huyết áp tâm trương bao giờ cũng có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 130mmHg, hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 85mmHg. Huyết áp cao độ 1 là từ 140mmHg/90mmHg trở lên, cao độ 2 là 160mmHg/100mmHg trở lên, cao độ 3 là 180mmHg/110mmHg trở lên.

Trường hợp cao huyết áp tâm thu đơn độc là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên, còn huyết áp tâm trương thì dưới 90mmHg.

Nếu huyết áp luôn ở mức 140mmHg/90mmHg trở lên thì đó là tình trạng tăng huyết áp. Đôi khi huyết áp ở dưới 120/80mmHg thì vẫn được coi là mức bình thường.

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp thường không có triệu chứng gì nhiều nếu như không đo huyết áp. Một số thì chỉ khi thường xuyên bị nhức đầu, khó thở, chảy máu cam đi khám và được đo huyết áp thì mới biết là bị huyết áp cao. Hầu hết người bệnh bị huyết áp cao đều không nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào mặc dù có nhiều người bệnh tiến triển khá nghiêm trọng.

Chỉ số huyết áp 110/60 là cao hay thấp
Chỉ số huyết áp 110/60 là cao hay thấp

Rất nhiều nhà khoa học thường gọi bệnh huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng, bởi những triệu chứng biểu hiện của bệnh đều rất mờ nhạt và hầu hết không xảy ra cho đến khi tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn khá nặng. Lúc này thì những biến chứng về tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và đe dọa tới tính mạng của người bệnh chỉ trong vài cái chớp mắt.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp?

Hầu hết tới 90% các trường hợp tăng huyết áp đều không có nguyên nhân rõ ràng, thường là do di truyền, đặc biệt là ở nam giới.

Và 10% còn lại là cao huyết áp là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh về tuyến giáp, u tuyến thượng thận, hoặc tác dụng của thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia thuốc lá gây ra.

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10t mắc cao huyết áp thứ phát thì đó là do các bệnh khác gây ra, phổ biến là bệnh về thận.

Đối với một số người đang trong giai đoạn thai kỳ từ tuần 20 trở ra cũng tăng huyết áp, kèm theo tiền sản giật cũng xảy ra từ khi thai được khoảng 12 tuần nhưng đa số là kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ chủ yếu là do thiếu máu, thừa nước ối, đa thai hoặc thai phụ đã trên 35t,…

Phương pháp điều trị cao huyết áp

Mục tiêu của việc điều trị cao huyết áp là giữ cho huyết áp của người bệnh không vượt quá 140/90mmHg, trường hợp đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính thì phải dùng thuốc đều đặn, đúng giờ để luôn giữ huyết áp ở mức 130/80mmHg. Tùy từng đối tượng bệnh nhân khác nhau, các mức huyết áp mục tiêu sẽ khác nhau và sẽ có phương pháp điều trị  khác nhau:

  • Thay đổi lối sống: biện pháp không dùng thuốc để điều chỉnh huyết áp ổn định là rất quan trọng và an toàn. Người bị cao huyết áp nên điều chỉnh chế độ ăn uống lạnh mạnh hơn, hạn chế ăn muối, khoảng 5g/ngày. Bên cạnh đó thì nên thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe, duy trì cân nặng ở mức cho phép so với chiều cao cơ thể, hạn chế rượu bia thuốc lá, tránh để nhiễm lạnh đột ngột. Ngoài ra thì nên kiểm soát tốt các bệnh khác liên quan, đồng thời thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp bằng máy đo huyết áp phù hợp.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: tùy theo bệnh lý khác của người bệnh và diễn tiến của của bệnh mà bác sĩ có thể thay đổi thuốc, tăng hoặc giảm thuốc hoặc có thể kết hợp với thuốc khác để phù hợp với từng bệnh nhân. Khi bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị và thuốc thì người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc đúng giờ và dùng vào một giờ nhất định. Cao huyết áp là phải dùng thuốc cả đời nên người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, đổi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
  • Đối với một số trường hợp khẩn cấp như bệnh nhan cấp cứu thì bệnh nhân phải được điều trị ngay lập tức tại phòng hồi sức cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt. Bởi nguy cơ từ vong là khá cao. Chính vì vậy khi người bệnh bị cao huyết áp cấp cứu thì người bệnh được thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để huyết áp trở về trạng thái cho phép.

Hầu hết đối với những bệnh nhân có tiền sử bị tim mạch và bệnh cao huyết áp mãn tính thì việc tuân thủ điều trị luôn quá tải đổi với các y bác sĩ. Bởi bệnh nhân phải kết hợp với khá nhiều thuốc nên người bệnh thường quên hoặc bỏ thuốc hoặc không dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vì vậy hiệu quả của việc điều trị tăng huyết áp không đạt được kết quả cao. Chính vì vậy mà người bệnh cần phải nghiêm túc và ý thức trong việc điều trị bệnh của mình, đồng thời hợp tác tốt với bác sĩ để tối đa hóa hiệu quả điều trị.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp:

  • Nhứng người lớn tuổi: đối với những người lớn tuổi thì sự đàn hồi trong hệ thống thành mạch máu không còn được như trước nên dễ dấn đến tình trạng cao huyết áp.
  • Tỷ lệ nam giới ở độ tuổi dưới 45 thường bị nhiều hơn nữ. Tuy nhiên đối với nữ giới ở độ tuổi sau mãn kinh thì tỷ lệ mắc huyết áp cao lại nhiều hơn so với nam giới cùng độ tuổi.
  • Trong gia đình nếu có người bị tim mạch thì nguy cơ bị cao huyết áp sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó thì những yếu tố sau như: thừa cân béo phì, lười vận động, những người ăn mặn, thường xuyên stress, thường xuyên rượu bia thuốc lá cung là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao.

Huyết áp 110/60mmHg là cao hay thấp?

Theo quy chuẩn của tổ chức y tế thì những người có chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg là huyết áp thấp, còn những người bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90mmHg.

Và chỉ số huyết áp bình thường nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg được coi là huyết áp bình thường.

Như vậy chỉ số huyết áp 110/60mmHg là chỉ số huyết áp ở trong giới hạn bình thường. Với chỉ này thì bạn có thể yên tâm với mức huyết áp của mình.

Tuy nhiên nếu nhận thấy có sự biến động bất thường nào về chỉ số huyết áp thì mọi người nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm không đáng có xảy ra.

Tại các cơ sở y tê hoặc các bệnh viện bạn sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây huyết áp cao hoặc huyết áp thấp và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một số dấu hiệu, nguyên nhân cũng như một số lưu ý khi huyết áp của mình gặp vấn đề. Chúng ta cần tham khảo để có cách phòng ngừa cũng như có phương pháp điều trị hợp lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mạng sống của chúng ta.

Related Articles