Ngày nay điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y cũng được rất nhiều người chú trọng. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được vị trí huyệt đạo, cũng như những tác dụng của các huyệt để giúp cho quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn và nhanh hơn.
Huyệt đạo là gì?
Huyệt đạo là nơi thần khí hoạt động vào ra, nó được phân bố khắp phần ngoài trên cơ thể con người. Huyệt đạo có mối quan hệ mật thiết với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Chính vì vậy mà việc sử dụng huyệt đạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh của đường kinh tương ứng mà nó phụ thuộc vào.
Theo như thống kê thì trên cơ thể mỗi người có 361 huyệt đạo truyền thống ứng với 12 đường kinh chính như: đường kinh thủ thái âm phế, dương minh đại trường, thiếu âm tâm, thái dương tiểu trường, thái âm tỳ, dương minh vị, thiếu âm thận, thái dương bàng quang, quyết â can, thiếu dương đởm, quyết âm tâm bào, thiếu dương tam tiêu. Các đường kinh có quan hệ trực tiếp với nội tạng. Và có 8 mạch kỳ kinh là: Đốc, Nhâm, Xung, Đới mạch, Âm kiểu mạch, Dương kiểu mạch, Âm duy mạch, Dương duy mạch.
Vậy để biết huyệt đan điền nằm ở vị trí nào và tác dụng ra sao thì chúng ta cùng nha tìm hiểu nhé.
Huyệt đan điền là gì?
Đan điền là một thuật ngữ được xuất phát bởi một đạo sư tu luyện đạo giáo, chủ yếu luyện về Tinh – Khí –Thần. Đây là bộ ba tam bảo của nội đan khí công thời cổ đại. Thời xưa các khí công rất được cổ súy bởi những nghiên cứu rất có lợi cho sức khỏe, giúp cho con người được “trường sinh bất lão” đều để quảng bá cho thuật tu luyện Nội Đan, mà khởi nguồn là từ những bí thuật tu luyện Yoga thời cổ đại. Thuật này đều nói đến việc tu luyện các công năng của huyệt Đan Điền.
Bởi Đan điền là nơi tập trung khí lực nhiều nhất của cơ thể. Đan điền được chia ra bởi 3 vị trí khác nhau: Thượng đan điền, Trung đan điền và Hạ đan điền. Trong đó Hạ đan điền ứng với tàng Tinh, còn gọi là đan điền Tinh , Trung đan điền ứng với tàng Khí, hay còn gọi là đan điền Khí và Thượng đan điền ứng với tàng Thần hay còn gọi là đan điền Thần
Thượng đan điền nằm ở huyệt Ấn đường, chỗ giao nhau giữa hai long mày trên trán. Ấn đường là 1 trong 36 đại huyệt của cơ thể, nếu bị điểm trúng với kình lực xuyên thấu thì sẽ có thể gây tử vong ngay lập tức.
Trung đan điền nằm ở huyệt Đản trung, ở trung điểm của đường thẳng ngang ngực, là nơi khí của tâm ( tim) nối với mạch nhâm. Đây chủ trị chính của các bệnh về tim mạch.
Hạ đan điền nằm ở vùng bụng, là nơi huyệt Khí hải trên đường chings trung dưới rốn khoảng 3cm, nằm ở giữa và phí trên bụng dưới, bao quanh 4 huyệt vị khác như: Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết, Mệnh môn. Trong đó quan trọng nhất là huyệt Quan nguyên.
Tác dụng của huyệt Đan điền là như thế nào?
Theo như Đông y thì Tinh – Khí – Thần là những cái căn bản, là cội rễ của sự sống ở con người. Nếu thiếu một trong ba thì con người không có sức khỏe, không thể phát triển và khó tồn tại được.
Huyệt Đan điền là nơi hội tụ của cả tinh, khí và thần. Nếu tinh – khí – thần mà hưng thịnh thì con người sẽ khỏe mạnh, ít bệnh tật ốm đau và ngược lại.
Tinh – Khí – Thần là gì thì xem tại đây
Tinh được chia làm Tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh được hiểu là sự tinh hoa, tinh túy của con người. Tinh tiên thiên là thể chất cốt lõi của mỗi người được thừa hưởng từ mẹ, từ lúc còn trong bụng mẹ thông qua dây rốn được nhận nguồn dưỡng chất từ người mẹ. Còn tinh hậu thiên là ở bên ngoài, tức là những gì mà mỗi con người hấp thụ được từ trời đất như thông qua đồ ăn thức uống,… để duy trì và bồi đắp cho sự tiêu hao của tinh tiên thiên. Cả tinh tiên thiên và tinh hậu thiên giao hòa với nhau nên gọi là Tinh Khí. Tinh khí được tích tụ tại Thận.
Khí là nguồn năng lượng sống của con người, ở khắp các mạch máu và tế bào. Nó kích thích tất cả các cơ quan nội tạng của con người hoạt động. Cũng như Tinh tiên thì, khí tiên thiên được chuyển biến từ tinh khí trong tuyến thượng thận, làm thành Chân khí. Chân khí được tích tụ nhiều nhất ở huyệt Khí hải hay huyệt đan điền ở bụng.
Nếu khí của một hoặc hai bộ phận mà yếu kém hay rối loạn sẽ dẫn tới nguy hại tới khí của toàn thân, nếu khí của toàn thân rối loạn hoặc yếu kém thì cơ thể sẽ suy kiệt. Vì vậy những công pháp luyện tập để giúp con người khỏe mạnh, tăng cường năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, hạn chế bệnh tật gọi chung là khí công. Theo khí công thì khí được hít thở qua mũi, trao đổi qua da và huyệt, tất cả đều có nguồn gốc từ khoảng không nên gọi đó là Thiên khí. Khí vô hình là áp suất, là lực đẩy để dẫn huyết.
Nguyên khí là thành phần chính của thận tinh, tinh khí thu được sẽ có vai trò dưỡng sinh. Do đó khi thận tinh chuyển hóa cũng là sinh khí.
Còn Thần là huyền bí, là thái cực của đại não nơi cơ thể con người. Thần chủ đạo trong việc phối hợp khí hóa âm dương. Thần biểu hiện của sức sống nên khi thần sung mãn thì người khỏe mạnh, còn thần suy kém thì người yếu đuối.
Thần là phần tinh anh hoặc phần tâm linh của con người. Cũng giống như Tinh thì thần cũng có 2 loại là thần tiên thiên và thần hậu thiên. Trong đó thần tiên thiên được coi là nguyên thần, là thần thái của mỗi con người, là nguồn ánh sáng nguyên thủy làm nền tảng cho sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Thần tiên thiên là thứ vô hình mà ko thấy nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận được. Thần hậu thiên thì được biểu hiện qua những cảm giác, tư tưởng, cá tính, cũng như các trạng thái tâm thức của con người. Thần hậu thiên tích tụ nhiều nhất ở não.
Chung quy lại thì huyệt đan điền chủ về khí hay còn gọi là hơi thở.
Vậy tập thở đan điền là thở như thế nào?
Thực chất của tập thở đan điền là gần giống như thiền để tạo cảm giác tĩnh tâm. Thở đan điền là hít thở sâu, cảm nhận là hơi thở xuống bụng dưới, từ đó tống thán khí đi lên theo nhịp phình lên và xẹp xuống của bụng. Bởi khi hít thở sâu thì khí sẽ được đưa xuống phần sâu của phổi tạo ra một sức ép trên hoành cách mô khiến cho hoành cách mô bị hạ xuống, tức là màng bắp thịt chia cách lồng ngực và bụng tạo ra một khoảng trống giữa hoành cách mô với phần dưới của lá phổi. Khi đó những túi nhỏ khí bào ở vùng dưới của lá phổi phải giãn nở tối đa để tồn trữ được một lượng lớn dưỡng khí thay vào chỗ thán khí bị loại bỏ ra ngoài ( lượng thán khí đi lên theo nhịp lên xuống của bụng). Đồng thời khi thở sâu như vậy thì áp suất của hoành cách mô trên bụng dưới khiến máu dư đang lưu trữ ở nội tạng và màng ruột có cơ hội được ép dồn vào các tĩnh mạch và kích thích thần kinh trung ương, giúp cho tâm trí sẽ thấy tĩnh hơn.
Khi thở ra thì hai lá phổi buộc phải co thắt dần dần nên sức ép của hoành cách mô không bị ảnh hưởng và theo hướng đàn hồi tự nhiên thì hoành cách mô lại được bật hướng và tạo nên một sức đẩy hướng thượng tác động vào phần đáy của lá phổi tạo nên sức ép tống khí bẩn còn ứ đọng ở phổi ra ngoài.
Thở đan điền là hít thở sâu nhưng quá trình phải diễn ra hết sức tự nhiên, không nên cố gắng để tạo ra hơi thở mà chỉ cần tập trung ý niệm hơi thở ở bụng thì hơi thở sẽ nhẹ dần đi, khi lực được dồn về gốc nên ta sẽ cảm nhận được sự sung mãn, âm dương dung hòa, huyết được lưu thông. Từ đó sẽ thấy sức khỏe được cải thiện và tâm an.
Theo thuyết âm dưỡng ngũ hành thì bụng ( đan điền) thuộc về Thổ. Thổ tức là đất, đất thì bao la, vững chắc nên mọi vật sinh ra phát triển và mọi vật là trở về với đất. Đan điền ( bụng) được coi như nơi lưu trữ ( ruộng) của khí lực, nơi tàng trữ chân khí và là nguồn sống của con người. Theo các Đạo giáo thì huyệt đan điền là nơi để chuyển hóa chân khí, giúp cho sức khỏe của con người được cải tổ hoàn sinh, trường sinh bất lão. Tức là khi trụ tâm nơi bụng, quán năng lượng tập trung tràn đầy nơi đan điền thì dần dần chúng ta sẽ cảm nhận được một luồng khí ấm nóng tỏa ra nơi bụng sau đó lan dần lên sống lưng. Đó là nguồn sinh lực đã được tái tạo và sưởi ấm. Hay nói cách khác thì hành động đó là đem năng lượng ( lửa) từ tim xuống giao hòa hoặc phối hợp với nước ở thận để âm dương dung hòa. Chính vì vậy mà tim khỏe, tim khỏe thì tâm yên, đặc biệt là với những người bị mất ngủ hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh thì tập thở đan điền là rất hiệu quả.
Đan điền là tu dưỡng toàn thân. Phép tu luyện của Hỏa là ôn, sưởi ấm cơ thể. Phép tu luyện của thủy là nhuận, thấm ướt tạng phủ. Luyện thở nên hít thở vào bụng ( phồng lên, xẹp xuống) thở ra nép bụng, ý ởđâu khí ở đó. Trong sự sống của con người thì Thở là việc đầu tiên của con người.
Trên đây là một số tác dụng cũng như các thực hiện huyệt đan điền để nâng cao, cải thiện sức khỏe.