Bàn tay được ví là cửa ngõ lưu thông của khí huyết của cơ thể. Trên bàn tay có rất nhiều huyệt đạo, từ mu bàn tay, lòng bàn tay đến các ngón tay, là nơi hội tụ nhiều đường kinh mạch và huyệt đạo liên quan đến tạng phủ. Bấm huyệt trên bài tay đem lại tác dụng tích cực, điều trị và phòng ngừa được một số loại bệnh trên toàn cơ thể. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về các huyệt vị trên bàn tay nhé để hiểu rõ được công năng của chúng, từ đó chúng ta biết cách phòng chống và nâng cao sức khỏe cho bản thân cũng như những người thân yêu của chúng ta.
Các huyệt vị trên bàn tay có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe?
Trên mỗi một bàn tay của chúng ta hội tụ một nửa số đường kinh mạch trong 12 kinh mạch của cơ thể, gồm 3 kinh mạch âm và 3 kinh mạch dương xếp thẳng hàng, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành âm dương, khí huyết của toàn cơ thể. Chính nhờ vậy mà các huyệt vị trên bàn tay được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể, bởi vậy mà chăm sóc bàn tay chính là chăm sóc sức khỏe cho toàn cơ thể. Nếu chúng ta thường xuyên xoa nóng bàn tay và tác động đến các ngón tay thì giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Bàn tay được ví như một bản thu nhỏ của cơ thể nên các ngón tay trên bàn tay đều ứng với các bộ phận của cơ thể chúng ta, như: ngón cái tương ứng với chân phải, ngón trỏ tương ứng với tay phải, ngón giữa tương ứng với đầu, ngón áp út tương ứng với tay trái, ngón út tương ứng với chân trái, sống lưng của bàn tay tương ứng với lưng của chúng ta.
Không chỉ vậy, bàn tay còn là đầu mối lưu thông khí huyết quan trọng của cơ thể, chỉ với động tác đơn giản là xoa xát làm nóng 2 bàn tay hàng ngày khoảng 5-10p là chúng ta có thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh. Hơn nữa bấm huyệt bàn tay có khả năng tác động tới lục phủ ngũ tạng, giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý của toàn cơ thể, như:
- Bấm huyệt ở ngón cái: giúp điều trị các bệnh về dạ dày, lá lách, giảm bớt căng thẳng lo âu.
- Bấm huyệt ở ngón trỏ: tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ các bệnh về chuyển hóa.
- Bâm huyệt ở ngón giữa: ngón giữa là ngón nằm ở vị trí trung tâm nên có vài trò rất quan trọng đối với toàn cơ thể. Khi xoa bóp bấm huyệt ngón này sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, tim mạch, gan, giảm đau bụng kinh ở chị em phụ nữ, điều hòa huyết áp và các hoạt động của hệ thần kinh.
- Bấm huyệt ngón áp út: cũng giúp giảm đau bụng kinh, giảm đau dạ dày, tốt cho phổi và hệ tiêu hóa.
- Bấm huyệt ngón út: ngón út giúp giảm thiểu lo lắng, căng thẳng, giúp tinh thần thư thái hơn, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Vị trí một số huyệt đạo trên bàn tay
Trong bàn tây hội tụ rất nhiều huyệt đạo và mỗi huyệt đạo đều có chức năng nhiệm vụ riêng đối với việc chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị bệnh.
- Huyệt lao cung: là huyệt nằm trên đường vân nằm ngang ở lòng bàn tay, là điểm đầu ngón tay giữa tiếp xúc với lòng bàn tay khi chúng ta nắm tay lại. Huyệt vị này được tác động sẽ giúp điều trị các bệnh về hôi miệng, nhiệt miệng, lở miệng, nấc cụt, nôn mửa hoặc bệnh về động kinh.
- Huyệt Hợp cốc: là huyệt nằm ở trên mu bàn tay, ngay khoảng giữa ngón trỏ và ngón cái. Khi các ngón tay khép lại thì điểm cao nhất trên mu bàn tay chính là vị trí huyệt Hợp cốc. Chúng ta dùng ngón tay cái của tay này bấm huyệt cho tay còn lại, khi bấm dùng lực hơi mạnh, bấm và giữ trong khoảng 2 giây rồi thả ra. Mỗi ngày duy trì 1-2 lần như vậy, sau một thời gian sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Bấm huyệt hợp cốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau đầu, nhức răng, đau mắt, tê bì tay, run tay và xua tan mệt mỏi.
- Huyệt Ngư tế: là huyệt nằm ở phần mô của ngón cái, điểm đầu của ngón trỏ tiếp xúc với lòng bàn tay khi chúng ta nắm tay lại thì đó là huyệt Ngư tế. Bấm huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị đau ngực, nhức đầu, đau bụng, hạ sốt, hen suyễn, lao phổi hoặc ho ra máu.
- Huyệt Thiếu phủ: là huyệt nằm ở trong lòng bàn tay, giữa các khe xương 4 và 5 của bàn tay, ở đầu khe ngón út và ngón áp út là vị trí của huyệt khi chúng ta nắm tay lại. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị nhức đầu, đau ngực, tè dầm, tiểu khó.
- Huyệt Tam nhãn: là huyệt nằm ở trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón áp út, tính từ phía lòng bàn tay. Nếu chia đốt ngón tay bằng 3 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang thì phần giao điểm trên cùng bên trái tạo bởi các đường thẳng này thì đó là vị trí của huyệt. Huyệt vị này kết nối mật thiết với hệ tiêu hóa. Khi ấn và giữ nguyên vị trí đó khoảng 10p sau đó đổi tay, ấn bàn tay còn lại sẽ giúp thiểu những cơn đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày.
- Huyệt Bát tà: là huyệt nằm ở trên kẽ các ngón tay, là điểm tiếp giáp da mu bàn tay với gan tay. Huyệt này bao gồm 8 huyệt trên cả 2 bàn tay phải và trái. Bấm huyệt Bát tà giúp chữa các bệnh về tê bì tay, run tay, sưng tay, ngón tay liệt do bị phong hàn.
- Huyệt phản chiếu mắt: là huyệt nằm ở dưới khe ngón trỏ và ngón giữa. Có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về mắt như: quáng gà, đục thủy tinh thể, mù màu, lóa mắt,…
- Huyệt phản chiếu tai: là huyệt nằm ở dưới khe của ngón tay áp út khoảng 1cm. Bấm huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới phổi, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn.
- Huyệt phản chiếu bụng: là huyệt nằm thẳng dưới ngón trỏ, ngay phía trên mô của ngón tay cái. Bấm huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, ăn uống khó tiêu.
- Huyệt phản chiếu thận: là huyệt nằm ở trên mô của ngón cái, cách gốc ngón tay khoảng 1cm. Bấm huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, tuyến giáp, giúp máu lưu thông tại thận tốt hơn.
- Huyệt phản chiếu vai gáy: là huyệt được tính từ khe ngón út với ngón áp út xuống khoảng 1cm. Bấm huyệt này có tác dụng giúp giãn cơ vùng vai gáy rất tốt, đồng thời giảm mệt mỏi, căng cứng cổ và căng cứng cơ ở vùng vai cổ.
- Huyệt phản chiếu mũi: là huyệt nằm tại vị trí các đầu ngón tay. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị viêm xoang, viêm mũi, tắc mũi, đâu răng, nhức đầu và chứng khó tập trung.
- Huyệt phán chiếu túi mật và gan: là huyệt được tính từ gốc của ngón áp út xuống khoảng 2cm. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị các bệnh về gan, mật, lá lách.
- Huyệt phản chiếu đường ruột: là huyệt nằm ở phía dưới bên phải của lòng bàn tay, cách đường chỉ cổ tay khoảng 2cm. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị các bệnh về đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Huyệt phản chiếu bàng quang: là huyệt nằm ở dưới bên phải của lòng bàn tay khoảng 1cm ( phía dưới của huyệt phản chiếu đường ruột). Bấm huyệt vị này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan tới bàng quang.
- Huyệt phản chiếu tinh hoàn hoặc buồng trứng: là huyệt nằm dưới đường chỉ cổ tay ở bên phải cổ tay trái. Bấm huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về sinh sản như: buồng trứng và tinh hoàn.
- Huyệt phản chiếu cổ tử cung: là huyệt nằm ở dưới đường chỉ tay trái phía bên trái cổ tay. Bấm huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về cổ tử cung.
- Huyệt phản chiếu tuyến giáp: là huyệt nằm ở dưới đường thẳng đi qua ngón trỏ, nằm ở cạnh khe ngón cái với ngón trỏ. Bấm huyệt này có tác dụng giúp cân bằng năng lượng cho toàn cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp gây ra tình trạng bất ổn tâm lý, mệt mỏi, rối loạn cân nặng, da xỉn, rụng tóc.
Một số lưu ý khí bấm huyệt bàn tay
Bấm huyệt là phương pháp an toàn và được nhiều người lựa chọn nhằm nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật và cải thiện sắc đẹp. Tuy nhiên chúng ta không nên tùy tiện tự bấm huyệt hay đến những cơ sở không có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn thì hậu quả sẽ rất khó lường. Trước khi bấm huyệt nên xoa nóng hai lòng bàn tay hoặc có thể massage nhẹ nhàng vùng huyệt đạo để tăng hiệu quả hơn khi bắt đầu bấm vào huyệt đạo đó. Khi bấm huyệt thì nên ấn và day với lực đủ mạnh và day theo chiều kim đồng hồ, day ấn thường xuyên các huyệt vị trên sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ điều trị các bệnh trên toàn cơ thể cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung cho cơ thể. Đối với những người đang mang thai hoặc những bệnh nhân đang mắc bệnh nguy hiểm hoặc bị ung thư thì không nên sử dụng phương pháp bấm huyệt, khi đang đói không nên bấm huyệt hoặc châm cứu. Bấm huyệt xoa bóp hay châm cứu là phương pháp hiệu quả về lâu dài nên cần phải có một liệu trình đủ dài với từng bệnh lý khác nhau. Và đối với một số bệnh lý nặng thì nên kết hợp với thuốc và ăn uống hợp lý để có kết quả cao nhất.
Trên đây là những huyệt đạo trên bàn tay mà chúng ta nên biết để tham khảo và áp dụng nhằm nâng cao sức khỏe, sắc đệp và phòng ngừa bệnh tật.